CMS là công cụ hỗ trợ cá nhân và doanh nghiệp quản lý nội dung trên các blog và website một cách hiệu quả. Trong bài viết này, VNDTS sẽ gửi đến bạn một vài thông tin về CMS là gì, chức năng của nó, cũng như những loại CMS phổ biến hiện nay. Hãy theo dõi đến cuối bài viết để cùng tìm hiểu bạn nhé!
CMS là gì?
CMS là viết tắt của Content Management System. Đây là hệ thống quản lý nội dung của một trang web. Nó cung cấp các chức năng để điều khiển mọi hoạt động liên quan đến thông tin và nội dung trên trang web đó. Tất cả các loại nội dung như hình ảnh, tin tức, danh mục, video, thông tin liên hệ,... Được quản lý một cách hiệu quả để đảm bảo hoạt động ổn định.
Đối với các loại CMS nâng cao còn giúp cho chỉnh sửa, phân loại danh mục. Thậm chí thay đổi giao diện, cùng với nhiều thao tác phức tạp khác có thể thực hiện được trên website. Với giao diện trực quan trên nền trang web. Người dùng có thể dễ dàng thực hiện các thao tác quản lý website đó một cách đơn giản, hiệu quả.
Chức năng của CMS là gì?
CMS là nơi mà những người phụ trách liên quan đến các tính năng của trang web phải sử dụng. CMS giống như phần quản trị (admin) của website. Đây là nơi quản lý tất cả dữ liệu của trên trang web của bạn.
CMS có các chức năng cơ bản sau:
+ Quản trị nội dung.
+ Quản lý version.
+ Sitemap.
+ Tìm kiếm.
+ Quản trị quyền truy cập.
+ Chức năng WYSIWYG.
+ Cập nhật trang chủ,...
Có những loại CMS nào?
Hiện nay, hệ thống quản lý nội dung CMS được chia thành 3 loại chính:
CMS mã nguồn mở (Open Source)
CMS mã nguồn mở (OSS – Open Source) là phần mềm có mã nguồn công khai. Loại mã nguồn này có hệ thống quản lý phổ biến với khả năng sử dụng đơn giản. Ưu điểm nổi bật OSS là việc nó cung cấp đầy đủ các tính năng cần thiết để hỗ trợ nhu cầu của người dùng như quản lý trang, tài khoản, bài viết, liên kết, cấu hình, tag,... ngay sau khi được cài đặt trên máy chủ.
CMS tự code hay xây dựng, Framework
CMS tự xây dựng đòi hỏi người làm web phải tiến hành việc viết mã code từ đầu mới có thể sử dụng được. Điều này gây ra những khó khăn trong việc cài đặt. Nhưng đồng thời cũng giúp cho người dùng lựa chọn giao diện thiết kế ưng ý và phù hợp.
CMS được build sẵn và mất phí
CMS tính phí đồng nghĩa với việc người dùng phải trả tiền bản quyền mới có thể sử dụng được. Những đơn vị cung cấp CMS sẽ thực hiện mọi thao tác từ sửa lỗi, vận hành hệ thống, nâng cấp,... khi cần thiết. Với ưu điểm hoạt động ổn định, tính năng đa dạng. Giúp ứng dụng CMS thực sự phát huy được giá trị và lợi ích lý tưởng.
Top 7 CMS thông dụng hiện nay
Hiện nay, hầu hết các website đều sử dụng hệ thống quản trị nội dung CMS. Mỗi doanh nghiệp thường sẽ sử dụng một phần mềm CMS riêng cho website của mình. Dưới đây là 7 phần mềm CMS phổ biến nhất hiện nay:
WordPress
WordPress đứng đầu trong danh sách các CMS phổ biến nhất tại Việt Nam. Phần mềm này chiếm hơn 40% thị phần CMS trong nước. Sử dụng 2 ngôn ngữ MySQL và PHP. WordPress cho phép người quản trị tự do sáng tạo và phát triển website mà không tốn kém. Phần mềm này phù hợp cho dự án phi lợi nhuận, blog cá nhân và doanh nghiệp.
Wix
Với khoảng 7,17% thị phần CMS. Wix là lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp và cá nhân có ngân sách hạn chế và ít kinh nghiệm xây dựng website. Giao diện trực quan với trình chỉnh sửa kéo và thả. Giúp Wix trở thành một trong những phần mềm CMS phổ biến nhất hiện nay.
Squarespace
Đứng thứ 3 Wordpress và Wix về độ phổ biến, Squarespace chiếm hơn 4% thị phần CMS. Đây là một phần mềm CMS có phí,. Có 4 gói dịch vụ phù hợp cho cá nhân, doanh nghiệp, thương mại cơ bản và thương mại nâng cao.
Weebly
Weebly là lựa chọn tốt cho người mới bắt đầu xây dựng website chuyên nghiệp. Với nhiều tính năng và tài nguyên hấp dẫn, Weebly được nhiều website sử dụng. Một số website sử dụng phần mềm CMS Weebly bao gồm The Whisky Ball và The Box Brothers.
Typo3
Typo3 là một CMS được lập trình bằng ngôn ngữ PHP. Phần mềm này có thể chạy trên nhiều hệ điều hành như Microsoft, Linux và Mac OS,...
Joomla
Joomla là CMS mã nguồn mở, được viết bằng ngôn ngữ PHP. Phần mềm này có cách sử dụng đơn giản, dễ dàng vận hành. Đặc biệt, có nhiều công cụ chỉnh sửa nên nội dung cũng được tạp lập nhanh hơn
Drupal
Drupal là một phần mềm CMS thuộc nhóm Open Source. Phần mềm này phù hợp với các trang web có quy mô trung bình hoặc lớn. Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tin tức và thương mại điện tử.
>>> Xem thêm: Bảo mật SSL là gì? vai trò của SSL đối với một website?
Hy vọng rằng qua bài viết của Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ số VN, bạn đã có thêm thông tin về CMS và các phần mềm CMS phổ biến. Giúp bạn cân nhắc lựa chọn hệ thống hệ thống CMS khi thiết kế website và xây dựng theo nhu cầu.
Chia sẻ nhận xét về bài viết