Website bị dính mã độc là một vấn đề nghiêm trọng và có thể gây hậu quả nặng nề cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên Internet. Khi website của bạn bị hack, thông tin quan trọng của khách hàng và doanh nghiệp có thể bị sử dụng sai mục đích. Bên cạnh đó, website bị hack cũng ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp. Theo dõi bài viết của VNDTS để tìm hiểu về dấu hiệu, nguyên nhân và phương án triển khai khi website của bạn bị dính mã độc nhé!
Dấu hiệu Website bị dính mã độc
Để phát hiện sớm khi trang web bị dính mã độc, bạn cần lưu ý các dấu hiệu sau:
+ Tốc độ tải trang chậm bất thường
Một trong những dấu hiệu đầu tiên của việc website bị dính mã độc là tốc độ load site chậm hơn. Điều này có thể là do hacker đã thay đổi mã nguồn. Hoặc đã tải lên nhiều tệp tin có chứa mã độc gây tiêu tốn tài nguyên của máy chủ và các lỗi hệ thống.
+ Hiển thị thông tin không xác định
Khi website bị dính mã độc, bạn có thể thấy hiển thị các thông tin không xác định, nội dung ngôn ngữ khác, nhiều từ khóa lạ, hoặc nội dung ẩn, link out đến các website lạ,..... Đây chính là dấu hiệu website bị hack và ẩn chứa những nội dung độc hại.
+ Trang web bị Google index link rác
Khi website bị nhiễm mã độc, bạn có thể thấy xuất hiện nhiều liên kết được lập chỉ mục bằng ngôn ngữ khác hoặc bị chuyển hướng đến một trang web khác khi truy cập vào các liên kết trên trang.
Ngoài ra, việc website bị tấn công cũng có thể dẫn đến việc traffic giảm đột ngột và thứ hạng từ khóa bị rớt khỏi Top 100. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thuật toán đánh giá chất lượng website của Google. Những trang web chứa nội dung độc hại và liên kết xấu sẽ bị Google đánh giá thấp.
Chia sẻ 3 nguyên nhân Website bị hack
Có nhiều nguyên nhân khiến website bị hack. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
+ Mật khẩu yếu
Mật khẩu quá đơn giản là một trong những lỗ hổng bảo mật phổ biến nhất khiến website bị dính mã độc. Vì vậy bạn hãy thiết lập mật khẩu mạnh và thường xuyên thay đổi mật khẩu của mình.
+ Không cập nhật phần mềm đầy đủ
Việc không cập nhật phần mềm và phiên bản trên website bị dính mã độc là một lỗ hổng bảo mật rất lớn. Các phiên bản cũ của phần mềm và plugin thường chứa các lỗ hổng bảo mật đã được công bố. Và hacker có thể tìm ra và tận dụng những lỗ hổng này để tấn công vào website của bạn.
+ Tệp độc hại có chứa mã độc
Việc tải lên các tệp độc hại có chứa mã độc lên website có thể làm cho website của bạn dễ bị tấn công. Hacker có thể có thể dựa vào lỗ hổng trong mã nguồn, giao thức truyền tải hoặc phần mềm máy chủ để kiểm soát website của bạn.
Phương án triển khai khi website bị dính mã độc
Khi phát hiện website bị hack, cần tiến hành các bước sau để khắc phục tình trạng này:
+ Bước 1: Thay đổi thông tin quản trị và hosting
Đổi thông tin tài khoản quản trị và hosting ngay lập tức. Điều này tránh tình trạng website của bạn bị hack lại sau khi đã xử lý.
+ Bước 2: Xóa tài khoản Search Console của hacker
Các hacker thường sẽ gửi file sitemap.xml có chứa mã độc vào Google Search Console để Google index nhanh hơn. Vì thế bạn cần truy cập vào Google Search Console và hủy xác minh tài khoản của hacker trước.
+ Bước 3: Xóa nội dung bị xấu trên website bị dính mã độc
Kiểm tra và xóa toàn bộ nội dung không liên quan trên website. Bao gồm tất cả các trang Blog, trang chủ, danh mục,...
+ Bước 4: Xóa nội dung ẩn và liên kết xấu
Sử dụng công cụ như Ahrefs hoặc Screaming Frog để kiểm tra và xóa các liên kết xấu cùng nội dung ẩn trên web. Đảm bảo mọi nội dung trên website bị dính mã độc đã sạch sẽ.
+ Bước 5: Cập nhật plugin và phiên bản website
Tiến hành cập nhật tất cả các plugin và phiên bản website lên phiên bản mới nhất. Nếu gặp lỗi trong quá trình cập nhật phiên bản plugin, bạn có thể truy cập hosting và xóa file .maintain để website hoạt động lại.
+ Bước 6: Kiểm tra mã độc và file lạ
Sử dụng công cụ để quét mã độc, hoặc lọc các file trong hosting theo ngày. Kiểm tra các file bị chỉnh sửa trong khoảng thời gian bị hack.
+ Bước 7: Kiểm tra lại website bị dính mã độc
Sau khi đã tìm ra file có chứa mã độc và xóa đi. Thực hiện kiểm tra lại website để chắc chắn các mã độc, nội dung xấu đã bị xóa. Bạn có thể kiểm tra lại toàn bộ bằng cách:
- Truy cập các đường link lạ đã index trên Google đảm bảo hiển thị trạng thái 404.
- Truy cập các đường link out để check.
- Kiểm tra website trên các công cụ như https://sitecheck.sucuri.net/.
- Submit lên trang chủ, trang danh mục, blog lên Google Search Console để đảm bảo Googlebot đang đọc website bình thường.
+ Bước 8: Tạo và submit sitemap mới
Tạo một sitemap mới và submit lên Google Search Console. Để Google bot quét lại toàn bộ website. Sử dụng công cụ disavow của Google để loại bỏ các backlink xấu. Cài đặt addon Remove Link để xóa các liên kết xấu (xử lý dần nếu số lượng liên kết quá lớn).
Sau cùng bạn gửi yêu cầu xem xét lại cho Google thông qua Search Console để index nội dung. Việc thực hiện đầy đủ các bước này sẽ giúp đảm bảo website bị dính mã độc của bạn sạch sẽ, bảo mật, và được Google đánh giá cao trở lại.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn 5 cách khai báo website với Google
Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về dấu hiệu website bị dính mã độc và cách để khắc phục. Nếu bạn không có chuyên môn ở lĩnh vực này bạn hãy liên hệ với đơn vị thiết kế website hoặc nhà cung cấp hosting để xử lý tình trạng website bị hack. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị hỗ trợ website chuyên nghiệp thì Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ số VN là sự lựa chọn hợp lý cho bạn.
Chia sẻ nhận xét về bài viết