STORYTELLING LÀ GÌ? 5 CÁCH XÂY DỰNG STORYTELLING HẤP DẪN

Liên hệ tư vấn

STORYTELLING LÀ GÌ? 5 CÁCH XÂY DỰNG STORYTELLING HẤP DẪN

Theo dõi VNDTS trên Google News

Storytelling là kỹ thuật dùng câu chuyện để kết nối với khách hàng. 5 cách xây dựng storytelling hấp dẫn bao gồm: chọn thời điểm và khán giả thích hợp, tạo ấn tượng ban đầu, kể chuyện ngắn gọn, thêm cảm xúc, và dùng ngôn ngữ của khán giả mục tiêu​

Mục lục

Mục lục bài viết

    Thuật ngữ Storytelling là gì? Storytelling là một hình thức truyền tải thông điệp xã hội - văn hóa theo hướng kể chuyện. Loại nội dung này có mang tính hấp dẫn và dễ tác động đến cảm xúc của người đọc. Phương pháp này được sử dụng trong quá trình xây dựng thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Thôi miên khách hàng của mình bằng Storytelling, tạo sao không? Cùng VNDTS khám phá ngay các phương pháp viết Storytelling hấp dẫn ngay sau đây!

    Nguồn gốc của Storytelling bắt nguồn từ đâu?

    Có thể bạn chưa biết, lắng nghe câu chuyện từ người khác là một trong những hành động được bạn dành rất nhiều thời gian. Bắt nguồn từ nhu cầu lắng nghe và chia sẻ, Storytelling đã hình thành nên các giai phát triển. Tuy nhiên, các giai đoạn này không có sự tách biệt rõ rệt, chúng tồn tại và bổ trợ cho nhau. 

    + Giai đoạn trao đổi: Đây là hình thức phổ biến nhất, chúng ta truyền miệng với nhau các thông tin lắng nghe được. 

    + Giai đoạn lưu giữ: Khi các câu chuyện có sức ảnh hưởng hoặc có giá trị lịch sử sẽ được lưu trữ bằng các hình thức khác nhau như: lưu trữ trên giấy, bức vẽ, điêu khắc,...

    + Giai đoạn truyền thông: Sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã cho phép bạn kể hoặc chia sẻ các câu chuyện đến cộng đồng qua các phương tiện truyền thông như: Facebook, Zalo, Instagram,...

    Storytelling là gì?

    Điểm khác biệt giữa Content Marketing và Storytelling là gì?

    Content và nghệ thuật Storytelling đều là những hình thức sáng tạo nội dung để thu hút khách hàng. 2 hình thức này đều hướng đến mục tiêu: thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ, xây dựng thương hiệu và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Tuy mục tiêu hướng đến của cả 2 hình thức là giống nhau. Nhưng hình thức tiếp cận thì ngược lại. 

    + Storytelling là một hình thức kể chuyện hướng đến hấp dẫn người đọc bằng những cảm xúc chân thực. 

    + Content Marketing là hình thức tiếp cận khách hàng thông qua xây dựng outline content, nội dung hấp dẫn và chia sẻ các kiến thức đến với người đọc.

    Top 3 dạng cốt truyện căn bản trong Storytelling là gì?

    Storytelling là một hình thức hấp dẫn, có khả năng thu hút người đọc cao. Bạn có thể sử dụng nhiều nội dung. Để xây dựng một câu chuyện hấp dẫn phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

    Dạng cốt truyện thử thách

    + Warby Parker: Câu chuyện của nhà bán lẻ mắt kính thiết kế giá rẻ. Mục tiêu hướng đến là phá vỡ thế độc quyền lĩnh vực.

    + Dollar Shave Club: Câu chuyện về đơn vị cung cấp dao cạo và các sản phẩm trau chuốt cá nhân. Mục tiêu hướng đến là cung cấp các sản phẩm tốt, giá rẻ.

    + Star Wars: Câu chuyện về đế chế khổng lồ gồm hàng hóa, trò chơi,... Mục tiêu hướng đến là hành trình chinh phục các khó khăn.

    + Chipotle: Câu chuyện về cậu bé mạnh mẽ đấu tranh với một tập đoàn lớn. Mục tiêu hướng đến là mang đến các sản phẩm chất lượng bền vững cho người dùng.

    Dạng cốt truyện kết nối

    + TOMS: Câu chuyện về lợi nhuận dựa trên mô hình: One for One. Mục tiêu hướng đến là đem đến lợi nhuận và hài lòng khách hàng.

    + Dove: Chiến dịch vì vẻ đẹp thực sự. Mục tiêu hướng đến là truyền cảm hứng và xây dựng vẻ đẹp cá nhân.

    + Airbnb: Câu chuyện về sự kết nối cộng đồng. Mục tiêu hướng đến là xây dựng các giá trị trải nghiệm mới mẻ và lâu dài.

    + Coca-cola: Câu chuyện dạy hát cùng thế giới. Mục tiêu hướng đến là truyền thông cho thương hiệu.

    Dạng cốt truyện sáng tạo

    + Sugru: Câu chuyện về loại keo đúc đầu tiên có thể biến thành cao sư trên thế giới. Mục tiêu hướng đến là các hoạt động sửa chữa, cải thiện chất lượng.

    + JU.ST: Câu chuyện về một thế giới tốt đẹp dành riêng cho động vật và môi trường. Mục tiêu hướng đến là các sản phẩm an toàn, tốt cho sức khỏe của bạn.

    + GoPro: Câu chuyện về cuộc sống phiêu lưu, dám theo đuổi và dám sống hết mình. Mục tiêu hướng đến là khuyến khích bạn không ngừng theo đuổi đam mê và sở thích riêng của bạn.

    + GoldieBlox: Câu chuyện về đồ chơi tương tác được thiết kế riêng cho các bé gái. Mục tiêu hướng đến là các sản phẩm, dịch vụ phát triển trí não, tư duy hay kỹ năng sống.

    Storytelling là một hình thức hấp dẫn, có khả năng thu hút người đọc cao.

    Storytelling có những định dạng nào?

    2 định dạng nổi bật của Storytelling là gì:

    + Data Storytelling (kể chuyện qua số liệu)

    Các đơn vị kinh doanh thường sử dụng hình thức kể chuyện bằng những thông tin về con số. Họ tin tưởng rằng, việc đưa ra các con số cụ thể là bằng chứng xác đáng nhất để thuyết phục khách hàng tin tưởng vào sản phẩm hay dịch vụ của họ. Dưới góc nhìn của một Storyteller, các con số khô khan và nhàm chán được xây dựng sinh động hơn. 

    + Visual Storytelling (kể chuyện qua hình ảnh)

    Sử dụng các hình ảnh để xây dựng nên câu chuyện của riêng bạn. Đây là hình thức khá cầu kỳ, đòi hỏi bạn cần có nhiều ý tưởng hơn cho các hình ảnh trong câu chuyện. Các câu chuyện được hình thành bằng cách đặt khách hàng vào vị trí trung tâm câu chuyện và xây dựng các bối cảnh liên quan đến trải nghiệm của người dùng. Mục tiêu cuối cùng của hành động này là xây dựng một mối quan hệ lâu dài và bền vững.

    Nguyên tắc cơ bản xây dựng Storytelling là gì?

    Mục đích cuối cùng khi xây dựng Storytelling là tạo lập mối quan hệ bền vững giữa khách hàng và doanh nghiệp. Để xây dựng một mẫu content Storytelling, bạn không thể bỏ lỡ 5 nguyên tắc cơ bản:

    + Tạo sự chú ý và thu hút.

    + Giải thưởng cho quá trình.

    + Tạo nguồn cảm xúc.

    + Chia sẻ “thật”.

    + Xây dựng câu chuyện theo mục tiêu.

    Mục đích cuối cùng khi xây dựng Storytelling là tạo lập mối quan hệ bền vững giữa khách hàng và doanh nghiệp.

    Hướng dẫn cách xây dựng Storytelling hấp dẫn

    Sau khi tìm hiểu Storytelling là gì? Vậy làm thế nào để xây dựng Storytelling hiệu quả? Storytelling không những phải hấp dẫn được người đọc mà còn phải đạt chuẩn SEO. Do đó, bạn không chỉ phải đảm bảo được nhịp điệu và các mạch cảm xúc lên xuống. Mà còn phải đảm bảo các yếu tố SEO. Hãy chắc chắn rằng, câu chuyện của bạn đang truyền tải các thông điệp mạnh mẽ. Và có khả năng lưu giữ trong trí nhớ người đọc. Bạn có thể tham khảo thêm các công thức Storytelling sau để tăng tính hấp dẫn cho câu chuyện.

    Tận dụng phương tiện Multimedia

    Sử dụng đa phương tiện để truyền tải câu chuyện của bạn bằng nhiều cách khác nhau như:

    + Kể chuyện bằng văn bản, thảo luận.

    + Kể chuyện bằng hình ảnh, infographic.

    + Kể chuyện bằng âm nhạc.

    + Kể chuyện bằng video.

    Điều này cho phép bạn thể hiện câu chuyện bằng nhiều cách mới lạ và đa dạng phương thức tiếp cận khách hàng.

    Đơn giản nội dung câu chuyện

    Khi bạn bắt đầu xây dựng một câu chuyện. Hãy đặt mình ở vị trí khách hàng để hiểu rõ họ muốn đọc những thông tin gì. Đừng cố gắng tạo ra các câu chuyện dài miên mang hay nội dung sơ sài. Hãy đảm bảo câu chuyện của bạn thật ngắn gọn và dễ hiểu.

    Bổ sung các yếu tố cảm xúc

    Điểm thu hút người đọc chính là các yếu tố cảm xúc được lồng ghép vào các bài viết của bạn. Giúp người đọc có những thấu cảm cho nhân vật câu chuyện. Hoặc để họ thầm tưởng nhân vật đó là khắc họa bản thân mình. Từ đó, giúp họ nhớ hơn đến câu chuyện và thông điệp từ bạn.

    Xây dựng tiêu đề gây chú ý

    Tiêu đề là điều tạo nên ấn tượng và có khả năng thu hút người đọc rất cao. Khi đặt tiêu đề, hãy đảm bảo 3 tiêu chí: ngắn gọn, mạch lạc và dễ hiểu. Đặc biệt, đừng sử dụng các tiêu đề mang tính giật tít. Điều đó sẽ gây mất thiện cảm đối với người đọc. Nó sẽ mang đến cho họ những cảm giác bị lừa dối và thiếu sự tôn trọng.

    Xoáy sâu vào nhân vật trọng tâm

    Mỗi chi tiết câu chuyện được xây dựng bao quanh nhân vật chính. Nhân vật này phải có tác động đến cảm xúc người đọc. Thể hiện được tâm tư, tình cảm hay nguyện vọng của người đọc.

    Storytelling không những phải hấp dẫn được người đọc mà còn phải đạt chuẩn SEO.

    >>> Xem thêm: Kỹ thuật SEO - Đặt tên sản phẩm trên website của bạn

    Storytelling khá dễ để viết nhưng muốn viết hay không phải đơn giản. Bạn cần nhiều thời gian để rèn luyện viết ngữ điệu nhân vật và tăng tính cảm xúc cho bài viết. Trên đây là các chia sẻ về Content Storytelling là gì. Hy vọng những chia sẻ này của Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ số VN có thể giúp bạn hiểu hơn và nắm bắt được các thông tin về Storytelling.

    Administrator
    ADMIN

    VNDTS viết tắt của VN Digital Technology Solution - Công Ty TNHH Giải Pháp Công Nghệ Số VN. Với sứ mệnh "Xây Dựng Giải Pháp Chuyên Sâu Về Thiết Kế Website - App Mobile Đa Lĩnh Vực" . Phục vụ bạn đưa Thương Hiệu của mình phủ sóng Internet.

    vndts.vn

    211

    13/06/2024

    VNDTS
    Đánh giá bài viết
    Đánh Giá Trung Bình
    0/5
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%

    Chia sẻ nhận xét về bài viết

    Gửi nhận xét của bạn
    STORYTELLING LÀ GÌ? 5 CÁCH XÂY DỰNG STORYTELLING HẤP DẪN
    STORYTELLING LÀ GÌ? 5 CÁCH XÂY DỰNG STORYTELLING HẤP DẪN
    (0 nhận xét)
    Storytelling là kỹ thuật dùng câu chuyện để kết nối với khách hàng. 5 cách xây dựng storytelling hấp dẫn bao gồm: chọn thời điểm và khán giả thích hợp, tạo ấn tượng ban đầu, kể chuyện ngắn gọn, thêm cảm xúc, và dùng ngôn ngữ của khán giả mục tiêu​
    Các Bài Viết Liên Quan
    Hành trình khách hàng là gì? Các bước xây dựng hành trình khách hàng hiệu quả cho doanh nghiệp

    Hành trình khách hàng là gì? Các bước xây dựng hành trình khách hàng hiệu quả cho doanh nghiệp

    Hành trình khách hàng là quá trình khách hàng tiếp cận và tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ, từ nhận thức ban đầu đến quyết định mua sắm và gắn bó lâu dài. Cùng VNDTS tìm hiểu sâu hơn về hành trình này để nắm bắt từng giai đoạn, tối ưu trải nghiệm và tăng cường sự hài lòng của khách hàng.

    HƯỚNG DẪN 5 BƯỚC THÊM QUẢN TRỊ VIÊN CHO PAGE TRÊN FACEBOOK

    HƯỚNG DẪN 5 BƯỚC THÊM QUẢN TRỊ VIÊN CHO PAGE TRÊN FACEBOOK

    Làm sao để phân quyền quản trị viên fanpage? Cách thêm quản trị viên fanpage như thế nào? Cách share tài khoản quản trị fanpage facebook. VNDTS sẽ hướng dẫn cụ thể bạn qua bài viết dưới đây.

    INFOGRAPHIC LÀ GÌ? XU HƯỚNG INFOGRAPHIC TRONG THỜI 4.0

    INFOGRAPHIC LÀ GÌ? XU HƯỚNG INFOGRAPHIC TRONG THỜI 4.0

    Infographic giúp truyền tải thông tin một cách rõ ràng, nhanh chóng và thú vị hơn bằng cách sử dụng các biểu đồ, đồ thị, hình ảnh, màu sắc và văn bản ngắn gọn. 

    ROI LÀ GÌ? CÁCH TÍNH CHỈ SỐ ROI ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ MARKETING

    ROI LÀ GÌ? CÁCH TÍNH CHỈ SỐ ROI ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ MARKETING

    Các doanh nghiệp hiện nay có thể sử dụng rất nhiều chỉ số khác nhau. Để đo lường hiệu quả đầu tư đối với các chiến dịch hay dự án kinh doanh của mình. Trong đó chỉ số ROI được là một trong những chỉ số phổ biến, dễ dàng tính toán nhất.

    SEEDING LÀ GÌ? 6 BÍ QUYẾT SEEDING HIỆU QUẢ CHO WEBSITE

    SEEDING LÀ GÌ? 6 BÍ QUYẾT SEEDING HIỆU QUẢ CHO WEBSITE

    Để nâng cao độ tin tưởng và vị thế của website trên bảng xếp hạng của Google, seeding là bước bạn không thể bỏ qua. Seeding là gì? Đây là “bước đệm” quan trọng giúp bạn quảng bá thương hiệu và tiếp cận với khách hàng tiềm năng của mình.

    PHỄU MARKETING LÀ GÌ? 5 MÔ HÌNH PHỄU MARKETING THÀNH CÔNG

    PHỄU MARKETING LÀ GÌ? 5 MÔ HÌNH PHỄU MARKETING THÀNH CÔNG

    Phễu marketing là một thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị và kinh doanh. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của VNDTS, chúng ta sẽ tìm hiểu về Marketing Funnel là gì và các bước cần thiết để xây dựng mô hình phễu hiệu quả bạn nhé!

    Hỗ trợ KT
    Kinh doanh 1
    Kinh doanh 2
    Support
    • Hỗ trợ KT
    • CSKH
    • Kinh doanh 1
    • Kinh doanh 2
    Noel
    Noel
    Noel
    Noel
    Noel